DÁM BỊ GHÉT
Đây là quyển sách gần đây nhất mà bản thân em cảm thấy có hứng thú, có ấn tượng nhất. Một quyển sách mà bản thân mình cảm thấy rất hay, nó mở ra một tư tưởng mới để thay đổi cuộc đời của mỗi người nếu chúng ta mở lòng và thực hành theo chúng ta sẽ trở thành một con người hoàn toàn mới.
Quyển sách trình bày sinh động và hấp dẫn những nét chính trong tư tưởng của nhà tâm lý học Adler qua hình thức một cuộc đối thoại giữa chàng thanh niên và triết gia về đề tài “cuộc đời là do ta lựa chọn”, sau đây là một vài điểm chính:
- Tâm lý học Adler có những nét tương đồng với thiền tông: không bận tâm quá khứ, không lo nghĩ tương lai, không nguyên nhân, không kết quả mà chỉ quan tâm đến mục đích ở hiện tại. Quá khứ hay tương lai, nguyên nhân hay kết quả không ảnh hưởng đến con người hiện tại của ta, chỉ có mục đích ở hiện tại mới chính là vấn đề ta cần phải quan tâm.
- Tâm lý học Adler cho rằng dù trong hoàn cảnh nào con người cũng có thể thay đổi. Bạn không thể thay đổi là vì bạn đã hạ quyết tâm sẽ không thay đổi. Sở dĩ như vậy là vì ta cho rằng khi thay đổi sẽ hơi bất tiện và thiếu tự do so với bây giờ nên ta cảm thấy không thay đổi sẽ cảm thấy thoải mái hơn là thay đổi. Ta không biết điều gì sẽ xảy ra với con người mới của mình, cũng không biết phải xử lý những việc diễn ra trước mắt bằng cách nào, tương lai trở nên khó dự đoán, cuộc sống đầy nỗi bất an, biết đâu một cuộc sống khó khăn hơn, bất hạnh hơn đang đợi mình ở phía trước. Vì thế người ta cho rằng nếu giữ nguyên hiện trạng thế này lại dễ dàng, yên tâm hơn.
Để có thể thay đổi, chúng ta cần phải có lòng can đảm, can đảm tự lựa chọn cuộc đời và lối sống của mình. Tâm lý học Adler chính là tâm lý học về lòng can đảm.
- Tâm lý học Adler còn cho rằng, con nguời có mong muốn được người khác thừa nhận sẽ nguy hiểm, nguy hiểm ở chỗ nếu hành động đúng đắn thì sẽ được khen thưởng, nếu hành động không đúng sẽ bị phạt, nếu hành động nhưng không được người khác thừa nhận sẽ cảm thấy bực bội và không bao giờ muốn làm việc như thế nữa. Vd nếu bạn nhặt rác nhưng không ai để ý đến, không khen hay cảm ơn thì bạn sẽ tiếp tục nhặt rác chứ ? Nền giáo dục thưởng phạt sẽ sinh ra lối sống sai lầm: nếu không có khen sẽ không làm hành động đúng hoặc nếu không bị xử phạt sẽ làm cả hành động không đúng. Do vậy chúng ta không cần sống để đáp ứng mong đợi của người khác, để thực hiện việc này chỉ cần làm một việc đơn giản đó là phân chia nhiệm vụ.
- Chúng ta phân chia nhiệm vụ của mình và người khác bằng câu hỏi: đây là nhiệm vụ của ai ? Khi đã phân chia nhiệm vụ thì “không can thiệp vào nhiệm vụ của người khác”, kể cả trong mối quan hệ gia đình giữa cha mẹ và con cái. Việc của trẻ là ăn, ngủ, học, chơi còn việc của cha mẹ là dõi theo, tạo điều kiện, trợ giúp cho trẻ chứ không phải can thiệp vào việc của trẻ. Chính vì đa số bậc cha mẹ thường xuyên can thiệp một cách khắc nghiệt vào nhiệm vụ của trẻ mà gây ra những sang chấn tâm lý cho tâm hồn chúng, cha mẹ đã buộc chúng sống cuộc đời như cha mẹ mong muốn chứ không hề nghĩ cho điều chúng muốn. Hãy giáo dục cho trẻ tính tự lập, nhiệm vụ và tự chịu trách nhiệm cho những nhiệm vụ của chúng, có như vậy trẻ mới phát triển hết khả năng vốn có của mình.
- Phân chia nhiệm vụ không phải là lối suy nghĩ ích kỷ mà can thiệp vào nhiệm vụ của người khác mới là lối nghĩ ích kỷ, chỉ nghĩ cho mong muốn riêng mình.
- Ngoài ra, phân chia nhiệm vụ sẽ không đòi hỏi sự thừa nhận và đền đáp từ người khác. Nhu cầu cần được thừa nhận và đền đáp từ người khác sẽ dẫn đến một cuộc đời mất tự do. Vì vậy, khi ta hướng đến một cuộc đời tự do sẽ khiến cho người khác cảm thấy ghét mình.
- Sau khi bàn về phân chia nhiệm vụ, đến đây sẽ có một vấn đề mới nảy sinh đó là sống cuộc đời như vậy thì có cảm thấy hạnh phúc và có ý nghĩa hay không ?
- Câu trả lời của tâm lý học Adler chính là cảm thức cộng đồng, tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, đối diện với các nhiệm vụ cuộc đời, nghĩ rằng mình có thể mang lại điều gì cho người khác, đó chính là cảm thức cộng đồng.
Khi có thể nghĩ rằng mình có ích cho cộng đồng thì con người mới cảm nhận được giá trị của mình, từ đó con người mới có được lòng can đảm để thực hiện các trách nhiệm cộng đồng.
Để xây dựng được cảm thức cộng đồng cần biết quan tâm đến người khác. Để làm được vậy cần bắt đầu chấp nhận bản thân, tin tưởng vào người khác và cuối cùng cống hiến cho người khác. Chính vì cống hiến cho người khác nên ta mới cảm thấy mình có ích đối với ai đó, và hạnh phúc chính là cảm giác cống hiến.
- Về ý nghĩa cuộc đời, ở phần đầu bài viết đã có đề cập đến việc không cần bận tâm đến những việc xảy ra trong quá khứ, càng không cần lo nghĩ quá nhiều về tương lai, mà cuộc đời của mỗi người là sự tiếp nối liên tục của những khoảnh khắc trong hiện tại, chúng ta chỉ cần sống hết mình “ngay tại đây, vào lúc này” thôi là được. Chuyện đã xảy ra ở quá khứ không còn liên quan gì đến mình “ngay tại đây, vào lúc này” và tương lai ra sao cũng không phải là việc mình cần suy nghĩ “ngay tại đây, vào lúc này”. Đó không phải là phó mặc cuộc đời ch
Chào mọi người, hôm nay mình xin review quyển sách “DÁM BỊ GHÉT”:
Đây là một quyển sách mà bản thân mình cảm thấy rất hay, nó mở ra một tư tưởng mới để thay đổi cuộc đời của mỗi người nếu chúng ta mở lòng và thực hành theo, chúng ta sẽ trở thành một con người hoàn toàn mới.
Quyển sách trình bày sinh động và hấp dẫn những nét chính trong tư tưởng của nhà tâm lý học Adler qua hình thức một cuộc đối thoại giữa chàng thanh niên và triết gia về đề tài “cuộc đời là do ta lựa chọn”, sau đây là một vài điểm chính:
- Tâm lý học Adler có những nét tương đồng với thiền tông: không bận tâm quá khứ, không lo nghĩ tương lai, không nguyên nhân, không kết quả mà chỉ quan tâm đến mục đích ở hiện tại. Quá khứ hay tương lai, nguyên nhân hay kết quả không ảnh hưởng đến con người hiện tại của ta, chỉ có mục đích ở hiện tại mới chính là vấn đề ta cần phải quan tâm.
- Tâm lý học Adler cho rằng dù trong hoàn cảnh nào con người cũng có thể thay đổi. Bạn không thể thay đổi là vì bạn đã hạ quyết tâm sẽ không thay đổi. Sở dĩ như vậy là vì ta cho rằng khi thay đổi sẽ hơi bất tiện và thiếu tự do so với bây giờ nên ta cảm thấy không thay đổi sẽ cảm thấy thoải mái hơn là thay đổi. Ta không biết điều gì sẽ xảy ra với con người mới của mình, cũng không biết phải xử lý những việc diễn ra trước mắt bằng cách nào, tương lai trở nên khó dự đoán, cuộc sống đầy nỗi bất an, biết đâu một cuộc sống khó khăn hơn, bất hạnh hơn đang đợi mình ở phía trước. Vì thế người ta cho rằng nếu giữ nguyên hiện trạng thế này lại dễ dàng, yên tâm hơn.
Để có thể thay đổi, chúng ta cần phải có lòng can đảm, can đảm tự lựa chọn cuộc đời và lối sống của mình. Tâm lý học Adler chính là tâm lý học về lòng can đảm.
- Tâm lý học Adler còn cho rằng, con nguời có mong muốn được người khác thừa nhận sẽ nguy hiểm, nguy hiểm ở chỗ nếu hành động đúng đắn thì sẽ được khen thưởng, nếu hành động không đúng sẽ bị phạt, nếu hành động nhưng không được người khác thừa nhận sẽ cảm thấy bực bội và không bao giờ muốn làm việc như thế nữa. Vd nếu bạn nhặt rác nhưng không ai để ý đến, không khen hay cảm ơn thì bạn sẽ tiếp tục nhặt rác chứ ? Nền giáo dục thưởng phạt sẽ sinh ra lối sống sai lầm: nếu không có khen sẽ không làm hành động đúng hoặc nếu không bị xử phạt sẽ làm cả hành động không đúng. Do vậy chúng ta không cần sống để đáp ứng mong đợi của người khác, để thực hiện việc này chỉ cần làm một việc đơn giản đó là phân chia nhiệm vụ.
- Chúng ta phân chia nhiệm vụ của mình và người khác bằng câu hỏi: đây là nhiệm vụ của ai ? Khi đã phân chia nhiệm vụ thì “không can thiệp vào nhiệm vụ của người khác”, kể cả trong mối quan hệ gia đình giữa cha mẹ và con cái. Việc của trẻ là ăn, ngủ, học, chơi còn việc của cha mẹ là dõi theo, tạo điều kiện, trợ giúp cho trẻ chứ không phải can thiệp vào việc của trẻ. Chính vì đa số bậc cha mẹ thường xuyên can thiệp một cách khắc nghiệt vào nhiệm vụ của trẻ mà gây ra những sang chấn tâm lý cho tâm hồn chúng, cha mẹ đã buộc chúng sống cuộc đời như cha mẹ mong muốn chứ không hề nghĩ cho điều chúng muốn. Hãy giáo dục cho trẻ tính tự lập, nhiệm vụ và tự chịu trách nhiệm cho những nhiệm vụ của chúng, có như vậy trẻ mới phát triển hết khả năng vốn có của mình.
- Phân chia nhiệm vụ không phải là lối suy nghĩ ích kỷ mà can thiệp vào nhiệm vụ của người khác mới là lối nghĩ ích kỷ, chỉ nghĩ cho mong muốn riêng mình.
- Ngoài ra, phân chia nhiệm vụ sẽ không đòi hỏi sự thừa nhận và đền đáp từ người khác. Nhu cầu cần được thừa nhận và đền đáp từ người khác sẽ dẫn đến một cuộc đời mất tự do. Vì vậy, khi ta hướng đến một cuộc đời tự do sẽ khiến cho người khác cảm thấy ghét mình.
- Sau khi bàn về phân chia nhiệm vụ, đến đây sẽ có một vấn đề mới nảy sinh đó là sống cuộc đời như vậy thì có cảm thấy hạnh phúc và có ý nghĩa hay không ?
- Câu trả lời của tâm lý học Adler chính là cảm thức cộng đồng, tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, đối diện với các nhiệm vụ cuộc đời, nghĩ rằng mình có thể mang lại điều gì cho người khác, đó chính là cảm thức cộng đồng.
Khi có thể nghĩ rằng mình có ích cho cộng đồng thì con người mới cảm nhận được giá trị của mình, từ đó con người mới có được lòng can đảm để thực hiện các trách nhiệm cộng đồng.
Để xây dựng được cảm thức cộng đồng cần biết quan tâm đến người khác. Để làm được vậy cần bắt đầu chấp nhận bản thân, tin tưởng vào người khác và cuối cùng cống hiến cho người khác. Chính vì cống hiến cho người khác nên ta mới cảm thấy mình có ích đối với ai đó, và hạnh phúc chính là cảm giác cống hiến.
- Về ý nghĩa cuộc đời, ở phần đầu bài viết đã có đề cập đến việc không cần bận tâm đến những việc xảy ra trong quá khứ, càng không cần lo nghĩ quá nhiều về tương lai, mà cuộc đời của mỗi người là sự tiếp nối liên tục của những khoảnh khắc trong hiện tại, chúng ta chỉ cần sống hết mình “ngay tại đây, vào lúc này” thôi là được. Chuyện đã xảy ra ở quá khứ không còn liên quan gì đến mình “ngay tại đây, vào lúc này” và tương lai ra sao cũng không phải là việc mình cần suy nghĩ “ngay tại đây, vào lúc này”.
1 Nhận xét
em nên chụp một số trang sách để tăng tính xác thực
Trả lờiXóa